a
Trường THPT Cao Lộc
a
hidden
Để thư viện trường học cuốn hút học sinhhidden
Để thư viện trường học cuốn hút học sinh Chuyên mục: Tin Thư viện Việt Nam Ngày đăng Lượt xem: 781 (GD&TĐ) - Sự nghèo nàn về sách báo cũng như sách truyện, khó khăn về bài toán kinh phí đầu tư đã khiến cho hệ thống thư viện trường học ở nước ta hiện nay chưa phát huy hết vai trò và chức năng của mình. Làm thế nào để thư viện cuốn hút được học sinh là bài toán đặt ra của ngành GD&ĐT hiện nay. Học sinh ít có thói quen đến thư viện Có con đang học tại Trường THCS Lê Quý Đôn (Hà Nội), anh Trung cho biết: “Con trai tôi năm nay học lớp 7 nhưng khi hỏi con có hay xuống thư viện đọc sách không, cháu trả lời rất thật: Từ khi vào trường học lớp 6 đến nay con mới đến thư viện một lần. Cháu tâm sự: Thư viện ở trường mới chán lắm, không có nhiều sách, truyện hấp dẫn như của Trường Đoàn Thị Điểm con học trước đây. Thì ra, 5 năm con học ở trường cũ, anh Trung ngày nào cũng đến chiều muộn mới đón con về nhà bởi anh phải chiều theo sở thích vào thư viện đọc sách của con. Thậm chí, mặc dù nhà trường phân lịch đọc theo từng khối lớp nhưng bé Bin ngày nào cũng tìm cách xin cô thư viện để vào đọc sách truyện. Một tình trạng chung hiện nay đó là học sinh các lớp lớn hơn, thói quen đến thư viện của các em gần như không còn. Đặc biệt, với các em cuối cấp, lịch học dày đặc đã khiến cho con trẻ không còn thời gian đọc và càng không còn thói quen đến thư viện trường. Đây là chia sẻ của nhiều thầy cô cũng như các bậc phụ huynh. Còn với Thùy Linh, đang học lớp 12 Trường THPT Lê Quý Đôn- (Hà Nội) thì: Ngoài buổi học chính, em tham gia các lớp luyện thi đại học, có hôm gần 10 giờ đêm mới tan học. Lịch học kín cả ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật. Dù có muốn đến thư viện tìm sách cùng không còn thời gian. Coi trọng công tác thư viện Cả nước hiện có gần 3 vạn trường học. Nếu tính mỗi trường có một thư viện thì số thư viện trường học cũng xấp xỉ 3 vạn. Việc phát triển, đầu tư thư viện trường học các cấp đã được ngành GD&ĐT cũng như các địa phương quan tâm trong những năm trở lại đây song thực tế, hệ thống thư viện trường học vẫn chưa có đủ về số lượng và chất lượng.hidden
hidden
Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nộihidden
Trường Trung học phổ thông Quốc gia Chu Văn An (còn được gọi là trường Chu Văn An, trường Bưởi, trường Chu) là một trường trung học phổ thông công lập ở Hà Nội. Được thành lập từ năm 1908, cho đến nay Chu Văn An là một trong những trường phổ thông lâu đời và có truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam.Được người Pháp thành lập với tên chính thức Lycée du Protectorat (Trường Trung học Bảo hộ) nhằm đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị của họ tại Bắc Kỳ, trường lại thường được biết tới với tên trường Bưởi, vốn được các học sinh dùng để thể hiện lòng yêu nước của mình. Năm 1945, trường được đổi tên thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim và giữ cái tên này từ đó cho tới nay. Cơ sở của trường ban đầu được đặt tại làng Thụy Khuê (nay là phường Thụy Khuê) bên cạnh hồ Tây, sau một thời gian phải sơ tán đi nhiều nơi do hoàn cảnh chiến tranh, trường chuyển về địa điểm cũ từ năm 1954 và cố định ở đó đến hiện tại. Là một trong các trường phổ thông có tiếng ở Đông Dương khi xưa và Việt Nam hiện nay, trường Bưởi - Chu Văn An là nơi đào tạo các thế hệ trí thức có tinh thần dân tộc cao, trong đó có các nhân vật nổi tiếng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như Phạm Văn Đồng, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Khắc Viện,... Trong số các giáo viên từng dạy ở trường Bưởi - Chu Văn An cũng có những thầy giáo nổi tiếng như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn... Hiện nay, trường Chu Văn An, Trường thpt chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trường thpt chuyên Nguyễn Huệ và Trường thpt Sơn Tây là bốn trường có hệ thống lớp chuyên của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Cùng với Quốc học Huế và chuyên Lê Hồng Phong (thành phố Hồ Chí Minh), trường đang được chính phủ đầu tư trong Dự án 3 trường trung học phổ thông trọng điểm quốc gia của Việt Nam.hidden